Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Tổng quan chung về công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

           Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương giới thiệu bài viết về tổng quan công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt của Đào Thị Lài.

       Cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, xử lý nước thải đang là vấn đề vô cùng quan trọng, bảo đảm cho sự trong sạch môi trường sống đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế mọi quốc gia trên thế giới. Tại nhiều nước có nền công nghiệp phát triển cao như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp,… các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng từ lâu và đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế xã hội vô cùng to lớn.

Bồn composite xử lý nước thải sinh hoạt do công ty
Ánh Dương sản xuất đang được lắp đặt tại công trình

        Trên thế giới có nhiều hãng đi đầu  trong lĩnh vực xử lý nước thải  như USFilter, Aquatec Maxcon, Hunter Water Corporation (HWC), Global Industries.Inc… đã đưa ra các giải pháp công nghệ xử lý nước thải hiện đại. Những công nghệ tự động hoá của các công ty hàng đầu trên thế giới như SIEMENS, AB, YOKOGAWA, GF Signet… được sử dụng rộng rãi trong các công trình xử lý nước thải. Có thể nói trình độ tự động hoá xử lý nước thải đã đạt mức cao, tất cả các công việc giám sát, điều khiển đều có thể thực hiện được tại một Trung tâm, tại đây người vận hành được hỗ trợ bởi những công cụ đơn giản, dễ sử dụng như giao diện đồ hoạ trên PC, điều khiển bằng kích chuột,… góp phần nâng hiệu quả cho công việc quản lý điều hành dây chuyền công nghệ.

Có 3 công nghệ trong xử lý nước thải chủ yếu hiện nay :

        Công nghệ hóa lý.
         Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách các chất này ra khỏi nước thải thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực li tâm và lọc.
         Công nghệ xử lý hóa lý thường dùng hóa chất để xử lý chất ô nhiễm như  phương pháp đông tụ- đông tụ làm tăng nhanh quá trình lắng các chất lơ lửng phân tán nhỏ, keo,… người ta dùng phương pháp đông tụ, khi đó nồng độ chất màu, mùi, lơ lửng sẽ giảm xuống. Các chất đông tụ thường dùng là nhôm sunfat, sắt sunfat, sắt clorua.

           Công nghệ sinh học.
        - Bể lọc sinh học nhỏ giọt: Trickling Filter
        - Đĩa lọc sinh học: Rotating Biological Contactor
        - Bể Aerotank
        - Bể xử lý sinh học tiếp xúc kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên: Upflow Anearobic.
        - Mương oxy hóa

       Công nghệ kết hợp.
         Đó là sự kết hợp các quá trình xử lý theo các phương pháp khác nhau được tích hợp trong một công nghệ xử lý nhằm xử lý hiệu quả nước thải ô nhiễm.
         - Công nghệ USBF.
         - Công nghệ MULTECH
         - Công nghệ SBR


                                                                                                                                   Ks.Đào Thị Lài