BIOVER là hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ Nhật (Japan) có cấu hình module (modulair packed wastewater treatment system). Công nghệ xử lý, gồm đầy đủ các công đoạn: Yếm khí, hiếu khí, oxy hóa, khử trùng và đặc biệt là lắng lọc sinh học. Hệ thống BIOVER đã tạo nên một bước đột phá lớn trong việc ứng dụng giải pháp xử lý vi sinh và thiết bị công nghệ cao, cho lĩnh vực xử lý nước thải.
Bồn composite xử lý nước thải sinh hoạt do Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương đang trong quá trình sản xuất |
- Giải pháp xử lý vi sinh:
Xử lý bằng vi sinh là một phương pháp xử lý tối ưu và thân thiện với môi trường nhất hiện nay.Nhằm tiết giảm chi phí xử lý và góp phần bảo vệ môi trường công ty chúng tôi đã nghiên cứu ứng dụng vi sinh trong hệ thống BIOVER
Hệ thống BIOVER là sự kết hợp giữa yếm khí, hiếu khí và lọc vi sinh là hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam.
- Phần công nghệ thiết bị:
+ Hệ thống xử lý nước thải BIOVER được thiết kế đặc biệt linh động, để có thể dễ dàng chuyển đổi vị trí hoặc nâng dung lượng theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hệ thống BIOVER hoàn toàn tự động, tăng công suất hoặc giảm công suất theo lượng nước thải trong ngày. Các công đoạn xử lý bao gồm: Lọc rác, phản ứng vi sinh yếm khí, vi sinh hiếu khí, lọc vi sinh màng, thu gom và khử mùi hôi khí thải bằng vi sinh, lắng bùn và khử trùng.
+ Một hệ thống BIOVER chỉ nằm gọn trong một bể thép hoặc bồn composit.
Bao gồm các bể bên trong và diện tích mỗi hệ thống tùy theo công suất của chủ đầu tư.
+ Các bể xử lý nước thải được gia công sản xuất theo chất lượng chuyên dụng, để đạt được tuổi thọ đến 20 – 30 năm. Do vậy, toàn bộ khung trần, khung đáy, vách chứa, vách ngăn, … đều được làm bằng thép không gỉ 304 và chất liệu composit.
+ Hệ thống BIOVER được trang bị các thiết bị công nghệ mới nhất, sản xuất năm hiện tại và đa số là nhập từ Nhật Bản.
Các công đoạn xử lý như sau:
1/ Xử lý vi sinh yếm khí :
+ Nước thải từ hố gom (hoặc hố ga) sau khi chảy qua bộ lọc rác, sẽ được bơm tự động vào hệ thống xử lý.
+ Các bể yếm khí có nắp đậy kín, cho phép tia hồng ngoại xuyên qua để duy trì nhiệt độ ở mức 37-40ºC, phạm vi nhiệt độ tối ưu cho phản ứng vi sinh yếm khí. Hệ thống bể với các vách ngăn hướng dòng, trong điều kiện động, nước thải sẽ tiếp xúc tối ưu với vi sinh vật giá thể vi sinh. Ngoài ra, mỗi tháng, vi sinh sẽ được bổ sung. Thiết bị này sẽ tự động pha trộn men và các vi chất, đảm bảo tỷ số tối ưu: BOD5/NT/PT = 100/5/1.
+ Do cấu trúc đặc biệt giữa các vách ngăn, dòng nước thải sẽ di chuyển từ dưới lên trên, rồi từ trên xuống dưới, liên tục qua từng ngăn. Do đó, phản ứng vi sinh được xảy ra trong điều kiện động, đạt hiệu quả xử lý cao hơn gấp 2 lần, so với điều kiện tĩnh. Các dòng vi khuẩn khác nhau được ưu tiên phát triển mạnh ở các ngăn khác nhau và nhanh chóng xử lý các chất bẩn trong dòng nước thải. Ngoài chức năng xử lý nước thải, các bể yếm khí còn có chức năng xử lý bùn. Nhờ vậy, lượng bùn tích tụ chỉ bằng 10% so với các hệ thống không xử lý yếm khí.
+ Do duy trì được môi trường ổn định và tạo được những điều kiện tốt nhất cho vi sinh họat động, nên hiệu quả xử lý tại bể này rất cao. Các chỉ tiêu như BOD, COD có thể giảm từ 65 đến 75%, SS giảm trên 90%, và các chỉ tiêu khác như Nitơ, Amoni, Phốt pho, … được cải thiện đáng kể, ngay từ khâu yếm khí.
2/ Xử lý hiếu khí:
Sau khi xử lý yếm khí, nước thải tiếp tục được bơm qua bể hiếu khí . Tại đây nước thải sẽ được khuếch tán khí O2 bởi hệ thống cấp khí VTG. Nhờ hiệu ứng này, quá trình phản ứng vi sinh hiếu khí và hiệu quả oxid hóa sẽ tăng lên gấp 3 lần, so với các bể “Aeroten” công nghệ cũ.
3/ Lọc lắng sinh học.
Sau khi qua bể hiếu khí nước thải được bơm qua hệ thống lắng lọc sinh học.Tại đây với kết cấu đặc biệt hệ thống lắng nhanh gấp 2 lần lắng bình thường và sao đó nước thải được chảy qua màng lọc sinh học.Sau khi qua hệ thống lọc sinh học thì nước thải hầu như đã đạt loại A.
4/ Khử trùng.
Khử trùng bằng nước javen nhằm tránh hiện tượng nhiễm khuẩn và tái nhiễm khuẩn
Theo viet-tech